|
A, Đối với thủ tục tư vấn du học
Theo quy định Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg của Thủ tướng quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập ngày 15/01/2013, để hoạt động dịch vụ tư vấn du học thì phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
1. Phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh tư vấn du học.
2. Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
Điều kiện xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
Theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg, điều kiện xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật;
2. Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
3. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;
4. Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
Theo các điều kiện tại Mục I, Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học được quy định tại Điều 11 Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
2. Đề án hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của người đại diện theo pháp luật với những nội dung chủ yếu gồm:
Mục tiêu, nội dung hoạt động;
Cơ sở vật chất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê nhà, Giấy phép xây dựng).
Khả năng tài chính, tiền ký quỹ (xác nhận ký quỹ tại Ngân hàng);
Trình độ, năng lực của người đứng đầu và nhân viên trực tiếp tư vấn du học (Các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận);
Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;
Luận chứng về khả năng hoạt động của tổ chức;
Kế hoạch thực hiện, các biện pháp tổ chức thực hiện;
(Các hợp đồng, thoả thuận với các đơn vị đào tạo nước ngoài hoặc thư mời hợp tác của các đơn vị đào tạo nước ngoài)
Các phương án, quy trình tổ chức dịch vụ tư vấn du học;
Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro;
(Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh: phần in nghiêng).
3. Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư;
4. Lý lịch của người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
5. Danh sách trích ngang của nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học (kèm theo các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn, ngoại ngữ).
6. Bản sao Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học (Hiện nay, theo Quyết định số 2482/2013/QĐ-BGDĐT thì Học viện Quản lý giáo dục có chức năng đào tạo và cấp Giấy chứng nhận này, thời gian học tập trung khoảng 3-4 tháng, học phí 2.000.000 đồng).
Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
1. Số bộ Hồ sơ: 01 bộ.
2. Cơ quan giải quyết: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Thời gian giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ Hồ sơ

B, Đối với hoạt động xuất khẩu lao động
I. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động căn cứ vào các văn bản pháp luật dưới đây.
1) Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006
2) Luật việc làm năm 2013
3) Nghị định 126/2007 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
4) Thông tư 21/2001 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
5) Thông tư 22/2013 về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
6) Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH
II. Để được thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải có giấy phép.
Điều kiện cấp giấy phép của doanh nghiệp như sau:
1) Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng và có đủ các điều kiện sau đây:
2) Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3) Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
4) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
5) Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại ngân hàng.

III. Hồ sơ xin cấp giấy phép
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định
d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng
đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
IV. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội.
V. Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
2. Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định như 2 đối tượng xin ý kiến ở trên.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Thông tin trong mục này chỉ mang tính tham khảo, để có thể được hỗ trợ và hiểu rõ hơn thông tin các bạn có thể liên hệ tới
Trung tâm giao lưu Quốc tế Hà Nội tại 15A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
A, Đối với thủ tục tư vấn du học
Theo quy định Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg của Thủ tướng quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập ngày 15/01/2013, để hoạt động dịch vụ tư vấn du học thì phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
1. Phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh tư vấn du học.
2. Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoạt động dịch vụ tư vấn du học.
Điều kiện xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
Theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg, điều kiện xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật;
2. Có trụ sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học;
3. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm giải quyết các trường hợp rủi ro; có tiền ký quỹ tối thiểu 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại;
4. Người đứng đầu tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nhân viên trực tiếp tư vấn du học phải có trình độ đại học trở lên, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
Theo các điều kiện tại Mục I, Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học được quy định tại Điều 11 Quyết định số 05/2013/QĐ-Ttg gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
2. Đề án hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của người đại diện theo pháp luật với những nội dung chủ yếu gồm:
Mục tiêu, nội dung hoạt động;
Cơ sở vật chất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê nhà, Giấy phép xây dựng).
Khả năng tài chính, tiền ký quỹ (xác nhận ký quỹ tại Ngân hàng);
Trình độ, năng lực của người đứng đầu và nhân viên trực tiếp tư vấn du học (Các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận);
Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài;
Luận chứng về khả năng hoạt động của tổ chức;
Kế hoạch thực hiện, các biện pháp tổ chức thực hiện;
(Các hợp đồng, thoả thuận với các đơn vị đào tạo nước ngoài hoặc thư mời hợp tác của các đơn vị đào tạo nước ngoài)
Các phương án, quy trình tổ chức dịch vụ tư vấn du học;
Phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro;
(Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh: phần in nghiêng).
3. Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư;
4. Lý lịch của người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
5. Danh sách trích ngang của nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học (kèm theo các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn, ngoại ngữ).
6. Bản sao Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học (Hiện nay, theo Quyết định số 2482/2013/QĐ-BGDĐT thì Học viện Quản lý giáo dục có chức năng đào tạo và cấp Giấy chứng nhận này, thời gian học tập trung khoảng 3-4 tháng, học phí 2.000.000 đồng).
Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học:
1. Số bộ Hồ sơ: 01 bộ.
2. Cơ quan giải quyết: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Thời gian giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ Hồ sơ

B, Đối với hoạt động xuất khẩu lao động
I. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động căn cứ vào các văn bản pháp luật dưới đây.
1) Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006
2) Luật việc làm năm 2013
3) Nghị định 126/2007 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
4) Thông tư 21/2001 hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
5) Thông tư 22/2013 về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài
6) Quyết định 1012/2013 về thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ LĐTBXH
II. Để được thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần phải có giấy phép.
Điều kiện cấp giấy phép của doanh nghiệp như sau:
1) Doanh nghiệp có vốn pháp định là 5 tỷ đồng và có đủ các điều kiện sau đây:
2) Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3) Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trược khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
4) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
5) Có tiền ký quỹ 1 tỷ đồng tại ngân hàng.

III. Hồ sơ xin cấp giấy phép
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định 5 tỷ đồng theo quy định
d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ 1 tỷ đồng
đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
IV. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội.
V. Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
1. Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
2. Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định như 2 đối tượng xin ý kiến ở trên.
Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Thông tin trong mục này chỉ mang tính tham khảo, để có thể được hỗ trợ và hiểu rõ hơn thông tin các bạn có thể liên hệ tới
Trung tâm giao lưu Quốc tế Hà Nội tại 15A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
|
|